7 bài tập về Crom-Sắt-Cu(p3)

Kiến thức phổ thông      1.304 - 0      7 năm trước
7 bài tập về Crom-Sắt-Cu(p3)
0 0
                                                                 7 bài tập về Crom-Sắt-Cu(p3)
Câu 1. Khi nung nóng hỗn hợp chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là.
     A. Fe3O4.
     B. FeO.
     C. Fe.
     D. Fe2O3.

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (có tỷ lệ 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NONO2) và dung dịch Y (chỉ có 2 muối và axit dư). Tỷ khối của X với H2 là 19. Giá trị của V là.
     A. 2,24 lít.
     B. 4,48 lít.
     C. 5,6 lít.
     D. 3,36 lít.

Câu 3. Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử.
     A. 8 phản ứng.
     B. 5 phản ứng.
     C. 7 phản ứng.
     D. 6 phản ứng.

Câu 4. Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là.
     A. 80 ml.
     B. 40 ml.
     C. 20 ml.
     D. 60 ml.

Câu 5. Dãy kim các kim loại điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là.
     A. Na, Ca, Al.
     B. Na, Ca, Zn.
     C. Na, Cu, Al.
     D. Fe, Ca, Al.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng.
     A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.
     B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
     C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2, tác dụng được với dung dịch HCl còn Cr2O tác dụng được với NaOH.
     D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Câu 7. Để thu được Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hòa tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 thu được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)
     A. c mol bột Al vào Y.
     B. c mol bột Cu vào Y.
     C. 2c mol bột Al vào Y.
     D. 2c mol bột Cu vào Y.
Tạo vào 2016-11-23 17:39:35, Cập nhật 7 năm trước
Lưu Bang Lưu Bang Theo dõi 0
Bình luận
Top phản hồi
Đang tải bình luận bài viết Phản hồi bài viết 7 bài tập về Crom-Sắt-Cu(p3)
Gửi đi

Chia sẻ 7 bài tập về Crom-Sắt-Cu(p3) tới bạn bè để mọi người cùng đọc nhé !

Bài viết có vấn đề ? Hãy cho chúng tôi biết.

Gửi báo cáo sai phạm
Bạn đang đọc bài viết 7 bài tập về Crom-Sắt-Cu(p3).

Hãy để nguồn tutrithuc.com khi phát hành lại nội dung này !

5052