7 bài tập về kim loại (p4)

Kiến thức phổ thông / Hóa học THPT      1.378 - 0      7 năm trước
7 bài tập về kim loại (p4)
2 0
                                                     7 câu bài tập về kim loại (p4)

Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm : F2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là:
     A. 6.81.
     B. 4.11.
     C. 5.81.
     D. 3.18.
Đáp án: pt phản ứng:
     - Fe2O3   +   3H2SO4    ------>   Fe2(SO4)3    +   3H2O
     - MgO    +    H2SO4------->    MgSO4      +   H2O
     - ZnO      +  H2SO4-------->   ZnSO4    +H2O
Định luật bảo toàn khối lượng.
       mx  +  mH2SO4   =m muối + mH2O     ------>  m muối  =   mx  +  mH2SO4  -  mH2O.
        m muối  = 2,81 + 4,9 -(0,05*18)= 6,81 gam.

Câu 24. Cho hỗn hợp X gồm: Al, Fe, Ba . Chia thành 3 phần bằng nhau:
     - Phần I tác dụng với H2(dư), thu được 0,896 lít H2.
     - Phần II tác dụng với dung dịch NaOH 1M (dư) , thu được 1,568 lít H2.
     - Phần III cho tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít H2

 24.1. Phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X là bao nhiêu.
       A. Ba 33,17 %, Al 26,15 % ,Fe 40,68 %.
       B. Ba 30,17 %, Al 26,15 % ,Fe 43,68 %.
       C. Ba 43,17 %, Al 36,15 % ,Fe 20,68 %.
       D. Ba 13,17 %, Al 46,15 % ,Fe 40,68 %.

 24.2. Phần II lọc dung dịch Y, Tính thể tích dung dịch HCl 1 M cần thêm vào dung dịch Y để thu được kết tủa nhiều nhất.
     A. 0,05 lít.
     B. 0,07 lít.
     C. 0,035 lít.
     D. 0,025 lít
 24.3.  Phần II lọc dung dịch Y, Tính thể tích dung dịch HCl 1 M cần thêm vào dung dịch Y để thu được 1,56 gam kết tủa.
     A. 0,05 lít.
     B. 0,13 lít.
     C. Đáp án A,B đều đúng.
     D. Đáp án A,B đều sai.

Đáp án:
24.1.
Phần I:     (1).  Ba  +H2O  ------>  Ba(OH)2   +   H2 (bay hơi).
                 (2).  2Al  + Ba(OH)2 +  2H2O    ----->Ba(AlO2)2   +  3H2 (bay hơi). 
                  nH2     = 0,896 : 22,4 =   0,04 mol.
Phần II:   (3). Ba  +H2O  ------>  Ba(OH)2   +   H2 (bay hơi).
                (4). 2Al  + Ba(OH)+  2H2O    ----->Ba(AlO2)2   +  3H2 (bay hơi). 
                (5). 2Al  + NaOH +  2H2O    ----->NaAlO2   +  3H2 (bay hơi)
                nH2 = 1,568 : 22,4 =0,07 mol.
Phần III. (6).  Ba   + 2HCl   ----->  BaCl2   +  H2(bay hơi).
                (7).  2Al   + 6HCl  -------> 2 AlCl3   + 3 H2(bay hơi).
               (9).  Fe    + 2HCl   ------->  FeCl2  + H2(bay hơi).
                nH2 =2,24: 22,4 = 0,1 mol.
=> từ phần I,II,II ba phương trình sau:với x mol Ba, y mol Al , z mol Fe.
a: x + 3x = 0,04.
b: x + 1,5y= 0,07.
c: x + 1,5y + z= 0,1.
-> giải phương trình được: x = 0,01 mol, y= 0,04 mol , z=0,03 mol.
%Ba=( 0,01 * 137)*100/(0,01*137 + 0,04*27 + 0,03*56)= 33,17(%).
%Al= 26,15(%).
%Fe=40,58(%).


24.2.Dung dịch Y gồm:  Ba(AlO2)2  , NaAlO2  , Ba(OH)2(dư)  , NaOH(dư)
   Các ion trong dung dịch Y: Ba2+ , Na+ ,AlO- ,OH-
   Theo các phản ứng 4,5: nAlO- = nOH- = nAl= 0,04 mol.
    -> nOH-(dư) =    nOH-(ban đâu)  +     nOH-(3)      -     nOH-(phản ứng)     0,05*1  +  0,02  -   0,04 =   0,03 mol
   Sau khi thêm dung dịch HCl vào dung dịch Y , xẩy ra các phản ứng :
   (9):      OH-    +    H+    ------->   H2O
   (10):    AlO2-      +    H+  +   OH-   -------> Al(OH)3(kết tủa)
   Để thu được kết tủa lớn nhất thì HCl thêm vào vừa đủ để phản ứng hết với OH- và  AlO2-   theo phản ứng 9,10.
   nHCl = nH+=  0,03 + 0,04  =0,07.
   vậy thể tích dung dịch VHCl 1 M = 0,07 / 1 = 0,07 lit.

 24.3. thu được 1,56 gam kết tủa: nAl(OH)3 = 1,56/ 78= 0,02 mol.
   -TH1: theo phản ứng 9,10: nHCl = nH+= 0,03 + 0,02 =0,05 mol    -> VHCl =0,05/ 1= 0,05 lit.
   -TH2: HCl dư sau khi phản ứng kết tủa lớn nhất. Al(OH)bị tan khi HCl dư (theo phản ứng 11), còn lại 0,02 mol.
          nHCl = nH+= 0,07 + 3.(0,04 - 0,02) = 0,13 mol.   -> VHCl= 0,13/1= 0,13 lít.
    
Câu 25. Hỗn hợp X dạng bột nặng 65,6 gam chứa 3 chất : Mg, FeO, Fe2O3 được chia làm hai phần bằng nhau.
   Phần I: Được hòa tan hòa toàn trong dung dịch HNO3 ,đặc nóng, lấy phần dư thu được 8,96 lít khí NO2 (ở đktc ).
   Phần II: phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCL 10% (khối lượng riêng d=1,05 g/ml) thu được 2,464 lít khí H2(do ở 27,3oC, 1 atm) và dung dịch B.

25.1. Tính số mol mỗi chất có trong hợp chất X
     A. Mg= 0,2 mol , FeO = 0,4 mol , Fe2O3 = 0,2 mol.
     B. Mg= 0,05 mol , FeO = 0,35 mol , Fe2O3 = 0,12 mol.
     C. Mg= 0,1 mol , FeO = 0,2 mol , Fe2O3 = 0,1 mol.
     D. Mg= 0,03 mol , FeO = 0,15 mol , Fe2O3 = 0,2 mol.

25.2. tính V.
    A. 208,5715 ml.
    B. 507,6 ml.
    C. 375.6 ml.
    D. 417,143 ml.

25.3. Tính thể tích dung dịch NaOH 1 M cần thêm vào dung dịch B để thu được lượng kết tủa lớn nhất, và khối lượng Fe(OH)3 thu được là.
    A. 1 lít và 10,7 gam 
    B.  0,6 lít và 21,4 gam
    C.  1,2 lít và 32,1 gam.
    D.  1,5 lít và 29,1 gam.

Đáp án:
Phần I:       (1) Mg  + 4 HNO3   ----> Mg(NO3)2     +  2 NO2    +  2 H2O
                   (2) FeO    +   4 HNO3     ------>    Fe(NO3)3     +   NO2     +   2 H2O
                   (3) Fe2O3     +    6HNO3    ------->   2 Fe(NO3)3   +   3 H2O
                    -> nNO2  =    8,96/22,4   =   0,4 mol.
Phần II:     (4) Mg       +  2 HCl     ----->   MgCl2   + H2  (bay hơi)
                  (5) FeO      + 2 HCl     ------>   FeCl2    +   H2O
                  (6) Fe2O3  + 6 HCl   ---->   2FeCl3    +   3 H2O
                  -> nH2  =  ( P * VH2 *  To)/(22,4 * Po * T) = ( 1 * 2,464 *  273)/(22,4 * 1 * (273 + 27,3)) = 0,1 mol
* Gọi số mol Mg, FeO, Fe2O3 Trong mỗi hỗn hợp tương ứng là x,y,z điều kiện : x,y,z >0.
     ta có hệ phương trình : 1)  24 x   + 72 y   + 160 z  = 65,6 / 2 = 32,8 
                                            2)  2 x     + y = 0,4
                                          3) x = 0,1
    từ 1,2,3 giải hệ phương trình: x = 0,1 mol   y= 0,2 mol   z = 0,1 mol.
   => số mol tương ứng trong X    : Mg = 0,2 mol   FeO= 0,4 mol   Fe2O3  = 0,2 mol.
   -> theo 4,5,6 ta có nHCl= 2x + 2y + 6z = 1,2 mol.
* Mặt khác: nHCl =(10 * V * 1,05) / (100 * 36,5) = 1,2 mol  -> V= 417.143 lit.
   MgCl2  +   2 NaOH      ----->    Mg(OH)2 (Kt)  +   2  NaCl
   FeCl2     +   2 NaOH     ----->    Fe(OH)2  (Kt)  +   2  NaCl
    FeCl3     +   3 NaOH     ----->   Fe(OH)3  (Kt)  +   3  NaCl
   4 Fe(OH)2    +   O2   + H2O  ----->   4 Fe(OH)(Kt) 
   
   -> nFe(OH)3  =  y +  2z   =  0,3    ->   mFe(OH)= 0,3 * (56+ 17 *3) =  32,1 gam.
   -> nNaOH =  2x + 2y +  3*2z   =  1,2 mol.          => VNaOH   = 1,2 / 1 = 1,2 lít.
 


Tạo vào 2016-11-17 17:47:00, Cập nhật 7 năm trước
Lưu Bang Lưu Bang Theo dõi 0
Bình luận
Top phản hồi
Đang tải bình luận bài viết Phản hồi bài viết 7 bài tập về kim loại (p4)
Gửi đi

Chia sẻ 7 bài tập về kim loại (p4) tới bạn bè để mọi người cùng đọc nhé !

Bài viết có vấn đề ? Hãy cho chúng tôi biết.

Gửi báo cáo sai phạm
Bạn đang đọc bài viết 7 bài tập về kim loại (p4).

Hãy để nguồn tutrithuc.com khi phát hành lại nội dung này !

4888