Câu bị động (Passive Voice) trong tiếng Anh
Câu bị động là một điểm ngữ pháp rất quan trọng trong mỗi bài thi về tiếng Anh. Đây cũng là một điểm ngữ pháp rất dễ kiếm điểm, hãy cùng tutrithuc.com ẩm trọn điểm của phần ngữ pháp này nhé.
1. Câu bị động là gì ?
Câu bị động là dạng câu mà động từ ngược lại với câu chủ động. Tức trong câu bị động, chủ ngữ bị tác động bởi một hành động hay sự việc nào đó. Và câu bị động dùng để nhấn mạnh đối tượng bị tác động nhiều hơn là chủ thể gây ra tác động đó.
Như trong tiếng Việt, ta dùng câu bị động khi thêm từ "bị" hay "được" vào câu.
Ex: Nam bị phạt vì hành vi vi phạm luật giao thông của mình.
Ngân được tặng hoa bởi người bí ẩn.
Cấu trúc chung của câu bị động là:
S + to be + Ved/V3
Ở đây, to be sẽ được chia theo thì ban đầu của câu chủ động, chúng ta sẽ làm rõ ở phần sau nhé.
2. Cách chuyển câu chủ động thành bị động:
Làm thế nào để chuyển từ chủ động sang bị động? Rất đơn giản.
- Xác định thì và động từ chính trong câu chủ động.
- Xác định chủ ngữ gây tác động và bị tác động
- Chia tobe theo đúng thì của động từ chính, đưa động từ chính về dạng Ved/V3.
- Đổi chủ ngữ và các thành phần còn lại của câu.
Ex:
1. John is washing dishes. (Actice: John đang rửa chén.)
=> Dishes are being washed by John. (Passive)
2. John bought a apple. (Actice: John đã mua một quả táo.)
=> A apple was bought by John. (Passive)
Trong câu bị động, sau by là danh từ chung chung ta có thể bỏ qua, như by him, by her,....
Câu bị động cũng như câu chủ động, có thể thể hiện ở tất cả các thì các dạng câu, dưới đây là cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động trong 12 thì và 4 dạng của động từ "eat".
Dạng/Thì | Chủ động | Bị động |
---|---|---|
Dạng nguyên mẫu | eat | eaten |
Dạng to-V | to eat | to be eaten |
Dạng V-ING | eating | being eaten |
Dạng V3 | không có | không có |
Thì hiện tại đơn | eat(s) | am/is/are eaten |
Thì hiện tại tiếp diễn | am/is/are eating | am/is/are being eaten |
Thì hiện tại hoàn thành | have/has eaten | have/has been eaten |
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn | have/has been eating | have/has been being eaten |
Thì tương lai đơn | will eat | will be eaten |
Thì tương lai tiếp diễn | will be eating | will be being eaten |
Thì tương lai hoàn thành | will have eaten | will have been eaten |
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn | will have been eating | will have been being eaten |
Thì quá khứ đơn | ate | was/were eaten |
Thì quá khứ tiếp diễn | was/were eating | was/were being eaten |
Thì quá khứ hoàn thành | had eaten | had been eaten |
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn | had been eating | had been being eaten |
3. Cần dùng câu bị động khi nào?
Thông thường chúng ta hay dùng câu chủ động, vậy khi nào ta cần thay thế câu chủ động thành câu bị động ?
Trường hợp 1: Khi cần nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động chứ không phải chủ thể gây ra tác động đó.
Ex: He beat me black and blue. (Active: anh ấy đánh tôi bầm tím)
=> I am beaten black and blue. (Passive)
Chủ thể bị tác động ở đây là "me", và chủ thể gây ra tác động là "he", trong trường hợp này, ta có thể bỏ "by him".
Trường hợp 2: Khi chủ thể gây ra tác động không được rõ ràng, không được đề cập hay không muốn đề cập đến.
Ex: My car has been stolen! => Xe của tôi đã bị trộm mất, ở đây không biết được ai là người đã trộm chiếc xe.
A mistake was made. => Có một sai phạm đã xảy ra, ở đây người nói có thể không biết hoặc không muốn đề cập đến người gây ra sai phạm đấy.
Vì câu bị động không được tự nhiên khi giao tiếp, vì thế khi không cần thiết ta nên dùng câu chủ động để câu văn được suôn sẻ và dễ hiểu hơn.
4. Những lưu ý khi viết câu bị động:
- Nội động từ (những động từ không có tân ngữ đi kèm) không thể dùng ở dạng bị động.
Theo như lý thuyết ở trên, ta sẽ dùng tân ngữ của câu chủ động để làm chủ ngữ cho câu bị động, vì thế những câu không có tân ngữ, tức không biết đối tượng nào chịu tác động không thể chuyển thành câu bị động.
Ex: She is crying. => Ở đây không có tân ngữ đi sau, không thể biết ai sẽ chịu tác động, vì thế không thể chuyển sang thể bị động.
Một số nội động từ thường gặp như:
- Có những trường hợp dùng từ "bị" trong tiếng Việt, nhưng không nhất thiết là câu bị động, trong trường hợp đấy là câu không mong muốn. Ta cần lưu ý khi dịch những câu đấy sang tiếng Anh.
Ex: Nhà bị sập.
Cây bị ngã...
- Một số cụm từ được dùng với câu bị động:
- To be made of: Được làm bằng. (Nhấn mạnh chất liệu làm nên vật đó, nhưng chất liệu không bị đổi sau khi làm ra vật)
Ex: This shirt is made of cotton. (Chiếc áo này làm bằng cotton.)
- To be made from: Được làm từ. (Nhấn mạnh nguyên vật liệu ban đầu làm ra vật dụng, nguyên liệu bị biến đổi sau khi làm ra vật)
Ex: Paper is made from wood. (Giấy được làm từ gỗ.)
- To be made out of: Được làm bằng. (Nhấn mạnh quá trình làm ra vật, tất cả các nguyên liệu)
Ex: This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk. (Chiếc bánh này được làm từ bột mì, bơ, đường, trứng và sữa.)
- To be made with: Được làm với. (Đề cập đến một số nguyên liệu chính làm ra vật.)
Ex: This cake is delicious because it's made with a lot of butter. (Cái bành này rất ngon vì nó được làm với rất nhiều bơ.)
- To be made for: Làm cho ai.
- To be made in: Làm tại.
- To be made by: Làm bởi ai.
Ex: This car was made for VietNam, but it was made in USA and it was made by me.
(Chiếc xe hơi này được làm cho Việt Nam, nhưng nó được làm tại Mỹ và do tôi làm ra.)
- Câu chủ động có 2 tân ngữ.
Có một số động từ có thể đi cùng 2 tân ngữ như: give (đưa), lend (cho mượn), get (cho), make (làm), buy (mua), show (chỉ), send (gửi),...
Ex: John sent me a letter. (John đã gửi cho tôi một lá thơ).
=> I was sent a letter by John. (Tôi được gửi một lá thư bởi john.)
=> A letter was sent to me by John. (Lá thư được gửi đến tôi bởi John.)
- Chuyển sang câu bị động với cái động từ tường thuật: say, consider, expect, feel, find, know, report, claim,...
S1 + V1(say, claim...) + That + S2 + V2
Ex: People say that he is a good person.
Cách 1: S2 + to be + V13/Ved + to V2
Ex: He was said to be a a good person.
Cách 2: It + to be + V13/Ved + That + S2 + V2
Ex: It was said that he is a good person.
Chúc các bạn học bài vui vẻ, và hẹn các bạn vào bài tiếp theo!
Chia sẻ Câu bị động (Passive Voice) trong tiếng Anh tới bạn bè để mọi người cùng đọc nhé !
Hãy để nguồn tutrithuc.com khi phát hành lại nội dung này !