Lễ hội chùa Cổ Lễ hàng năm được tổ chức nhằm suy tôn Thiền sư, Pháp sư Nguyễn Minh Không- tổ sư của nghề đúc đồng. Vào thế kỉ thứ 12, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã tu luyện thành chính quả và xây dựng ngôi chùa này. Còn ngôi chùa hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên thiết kế và xây dựng từ năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống của đất nước Việt Nam. Khi đến với nơi này, du khách sẽ được thấy một quần thể kiến trúc chùa độc đáo và cách bài trí khéo léo các Tam quan, tháp, nhà thờ, hội tổ, chùa chính, đền thờ,...
Chùa Cổ Lễ toàn cảnh
Tháp cao nhất tại chùa Cổ Lễ
Từ trên đỉnh tháp nhìn xuống, sẽ thấy những cánh đồng lúa trải dài bao la với cánh cò trắng bay phấp phới gợi nên sự yên ả trong tâm hồn du khách, Có một chiếc cầu cong nối liền khu tháp với tòa kiến trúc hội giáo Phật giáo. Chùa còn có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng đặt trên lưng một con rùa lớn, bao quanh con rùa là hồ nước vuông, bốn góc tô điểm thêm bốn hòn giả sơn đắp bốn con voi tương đương với con voi thật. Tháp cao 32 m, có 8 mặt, 62 bậc thang hình trôn ốc, các cạnh tháp có hình rồng, mái cong tinh xảo như các ngôi chùa khác ở Bắc Bộ. gần đó là đền thờ bà Liễu Hạnh, thoảng mùi hương trầm với tiếng mõ kêu,... nơi đây rất hợp với những người mộ đạo.
Chuông đồng tại chùa Cổ Lễ
Trong Chùa Cổ Lễ hiện còn lưu giữ rất nhiều các hiện vật văn hóa lịch sử của dân tộc quý hiếm như gác chuông, khu lăng mộ của chùa, tòa lăng Hòa Thượng Phạm Thế Long,..
Ngoài ra hãy cùng với người dân nơi đây tham gia các nghi lễ như lễ rước Phật, các trò chơi dân gian,..
Lễ Rước Phật
Lễ hội đua thuyền truyền thống
Nặn tò he
Đến với ngôi chùa này để cảm nhận sự linh thiêng và yên tĩnh sau những ngày dài mệt mỏi với cuộc sống bạn nhé!