Phong tục lì xì tết của người Việt

Giải trí      1.973 - 0      6 năm trước
Phong tục lì xì tết của người Việt
0 0
Lì xì tết là một trong những phong tục của nhiều nước trên thế giới, từ các nước phương đông cho tới một số quốc gia phương tây. Phong tục lì xì tết của người Việt mang đậm bản sắc của truyền thống phương Đông.

Nguồn gốc phong tục lì xì tết

Hầu như ở mỗi quốc gia, thì phong tục lì xì tết lại có một lịch sử và ý nghĩa khác nhau. Rất khó để đưa ra nguồn gốc chính xác cho phong tục này. Ở Việt Nam, phong tục này được xem là có ảnh hưởng từ Trung Quốc. Lì xì theo chữ gốc tiếng Trung là '利市', có nghĩa là 'lợi thị' tức là may mắn, phát tài sung túc.

Ý nghĩa phong tục lì xì tết

Mỗi phong tục đều có ý nghĩa riêng của nó. Lì xì cũng có những ý nghĩa rất tốt đẹp. Tuy ở mỗi nước, mỗi vùng miền, và theo quan niệm mỗi người thì lì xì lại mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng chung lại thì đối với người Việt Nam, Lì xì mang ý nghĩa cho cả người nhận và người trao lì xì. Tiền lì xì thường là tiền mới, được bỏ trong bao lì xì màu đỏ với ý nghĩa là màu đem lại sự may mắn. Tiền lì xì mang ý nghĩa mừng tuổi cho trẻ nhỏ, mừng thọ cho người cao tuổi, cầu chúc nhau thành công cho những người làm ăn và rất nhiều ý nghĩa tương tự vậy nữa. Còn có một ý nghĩa tâm linh đó là, tiền lì xì trao cho trẻ nhỏ sẽ giúp tránh khỏi những con quỷ gé thăm vào dịp tết để quấy rối.

Vậy tại sao tiền lì xì lại bỏ trong bao lì xì đỏ

Trước hết, theo cách hiểu đơn giản nhất, tiền lì xì bỏ vào bao để cho công bằng, không ai biết được mình được lì xì nhiều hay ít, dù là có nhiều hay ít hơn thì cũng không là bao nhiêu nhưng công bằng thì vẫn tốt hơn, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ. Thứ hai là bỏ tiền lì xì vào bao lì xì mang một ý nghĩa rất nhân văn rằng người ta xem trọng ý nghĩa của tiền lì xì hơn là giá trị của nó. Còn màu đỏ, rất dễ hiểu đây được xem là màu của sự may mắn, sự thịnh vượng, thành công mà người ta muốn trao cho nhau những ngày tết đến xuân về.

Rồi ai sẽ lì xì cho ai mới hợp lẽ

Cái này thì rất khó để đưa ra chuẩn chung. Nhưng thường thì người có khả năng tài chính tốt hơn, hoặc người có vai vế trong gia đình cao hơn sẽ lì xì cho người còn lại. Lì xì cho trẻ nhỏ để chúc cho trẻ ăn mau chóng lớn, lì xì cho cha mẹ ông bà để mừng tuổi cầu mong cha mẹ ông bà sống mãi với con với cháu. Lì xì cho đồng nghiệp để cầu chúc may mắn thành công. Trẻ em sẽ hết được nhận lì xì khi đã có công việc làm ổn định có thể kiếm được tiền, người lớn bắt đầu nhận lì xì khi có chàng rể hay con dâu. Có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, nhưng miễn hợp tình là được. Có vài điều nên tránh là: nhân viên không nên lì xì xếp mà thay vào đó hãy tặng quà thì tốt hơn nhé

Nên làm gì khi trao và nhận lì xì

Có một câu thành ngữ là của cho không bằng cách cho. Trong trường hợp này thì câu thành ngữ đó là rất đúng khi mà ý nghĩa của tiền lì xì được xem trọng hơn. Trao lì xì thường nên đi kèm với những lời chúc tốt đẹp, khuôn mặt rạng rỡ và đặc biệt là thành tâm, như thế người nhận mới thấy được ý nghĩa của phong bao lì xì của người trao. Nhận lì xì thì không nên mở ra xem ngay, điều đó không vi phạm pháp luật gì nhưng như thế là không hay. Đặc biệt là trong bất cứ trường hợp nào, nên cám ơn khi nhận lì xì nhé, được nhận nên cám ơn đó là chân lí đúng không ạ !

Cuối cùng, chúc tất cả mọi người mọi nhà một năm mới với thật nhiều niềm vui mới, thành công mới, hạnh phúc đủ đầy và sung sướng bao vây. Happy new year 2018 !

Tạo vào 2018-02-18 21:03:23, Cập nhật 6 năm trước
Bình luận
Top phản hồi
Đang tải bình luận bài viết Phản hồi bài viết Phong tục lì xì tết của người Việt
Gửi đi

Chia sẻ Phong tục lì xì tết của người Việt tới bạn bè để mọi người cùng đọc nhé !

Bài viết có vấn đề ? Hãy cho chúng tôi biết.

Gửi báo cáo sai phạm
Bạn đang đọc bài viết Phong tục lì xì tết của người Việt.

Hãy để nguồn tutrithuc.com khi phát hành lại nội dung này !

20504