Tục ăn trầu- nét đẹp phong tục người Việt Nam

Ẩm thực / Văn hóa ẩm thực      6.705 - 0      6 năm trước
Tục ăn trầu- nét đẹp phong tục người Việt Nam
5 0
Ăn trầu là một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt Nam có từ thửa xa xưa. Người ta thường nói ''miếng trầu là đầu câu chuyện''. Trầu cau hiện diện trong câu chuyện dựng vợ, gả chồng hay có khách đén chơi nhà,.. Nhưng có lẽ trong xã hội hiện đại phong tục này đã dần phai nhạt theo năm tháng, ít ai biết đến nguồn gốc và câu chuyện ''Ăn trầu'' bắt nguồn từ đâu. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Hình ảnh
Tương truyền rằng thủa xa xưa từ thời nhà Vua Hùng đã có câu chuyện ''Sự tích trầu cau''. Nói về nguồn gốc ra đời của quả cau, lá trầu qua câu chuyện cảm động của hai anh em và tình nghĩa vợ chồng. Và cũng từ đó trầu cau xuất hiện trong đời sống của người Việt Nam. Mỗi khi khách đến nhà, để thể hiện lòng hiếu khách thì bao giờ cũng có đĩa trầu cau và cùng hàn huyên đôi câu chuyện.
Hình ảnh
Thông thường thì chủ nhà sẽ chuẩn bị:
Một cái chén có đựng nước sạch kèm theo một cái muỗng đăt trên cho khách súc lại miệng cho sạch.
Một đĩa đựng dụng cụ ăn trầu bao gồm: cơi đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, dao bổ cau, ống ngoáy,... được chạm chổ rất tinh xảo với những hoa văn tinh túy mà quen thuộc của người Việt. Có thể nhìn vào bộ dụng cụ ăn trầu mà ta có thể đoán được gia thế của chủ nhà, sự giàu sang sung túc hay gia thế bình thường. Đại đa số dụng cụ ăn trầu được làm bằng đồng, nhôm, gốm,..
Một cái ống nhổ được đạt ở dưới chân bàn tiện cho khách khi dùng xong thì bỏ lại phần bã vào cho sạch và lịch sự.
Và một thứ không thể thiếu đó là đĩa đựng trầu, cau, thuốc xỉa, dao, và một cái đĩa để đựng vỏ giấy, vỏ cau khi bóc.
Hình ảnh
Tiếp đến là têm trầu. Miếng trầu khi được người têm khéo gọi là trầu têm cánh phượng vùng Kinh Bắc và sẽ rất quen thuộc nếu bạn từng nghe câu chuyện Tấm Cám, nhân vật cô Tấm nhờ têm miếng trầu cánh phượng đẹp mà được hoàng tử lấy về làm vợ. Người têm phải khéo léo chọn lá trầu xanh, không bị sâu,gấp đôi lại và cắt chéo theo đường gân. Quyẹt một ít vôi vào giữa lá trầu, rồi gấp phần ở giữa không được cắt lại và để kệ hai cánh lá đã cắt. Cuốn từ từ theo đường từ dưới chỏm lá lên. Dùng cuống lá đâm vào phần lá đã cuộn để cố định, đuôi phượng thì phải chon lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng,chọn la dày để trang trí phần đuôi. Muốn miếng trầu được đẹp hơn thì cài vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng tạo thành đuôi cho con phượng.
Hình ảnh
Trầu têm cánh phượng rất đẹp và tinh xảo.
Người già thì sẽ cho miếng trầu vào ngoáy cho mềm rồi mới nhai.
Người nào cũng sẽ được mời ăn trầu khi tới nhà chơi, khách lạ thì dùng miếng trầu làm quen, khách quen thì làm tăng thêm tình nghĩa làng xóm, ngoài ra còn thể hiện sự kính trọng đối với những người già hơn tuổi,..
Ngoài phong tục dùng trầu tiếp khách ngày nay ít dùng thì có một phong tục vẫn giữ cho đến thời nay đó là sử dụng trầu cau trong lễ ăn hỏi, dựng vợ gả chồng. Muốn cưới vợ phải có trầu cau mang sang nhà gái, dù hoàn cảnh nào giàu hay nghèo khó. Mâm trầu trong lễ cưới sẽ tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, thể hiện sự gắn kết không thể tách rời.
Hình ảnh
Mâm trầu cau ngày cưới cho tới ngày nay vẫn còn lưu giữ.
Tuy rằng tục ăn trầu ngày nay đã ít dùng nhưng nó vẫn là một nét đẹp văn hóa, một di sản cần được bảo tồn, trân trọng và gìn giữ. Để thế hệ sau biết đến câu chuyện về nguồn cội của mình, về những phong tục tập quán tốt đẹp còn lưu giữ.
Hình ảnh
Người già truyền dạy lại cho con cháu nét đẹp truyền thống cha ông.

Tạo vào 2018-03-14 22:12:39, Cập nhật 6 năm trước
Bình luận
Top phản hồi
Đang tải bình luận bài viết Phản hồi bài viết Tục ăn trầu- nét đẹp phong tục người Việt Nam
Gửi đi

Chia sẻ Tục ăn trầu- nét đẹp phong tục người Việt Nam tới bạn bè để mọi người cùng đọc nhé !

Bài viết có vấn đề ? Hãy cho chúng tôi biết.

Gửi báo cáo sai phạm
Bạn đang đọc bài viết Tục ăn trầu- nét đẹp phong tục người Việt Nam.

Hãy để nguồn tutrithuc.com khi phát hành lại nội dung này !

21225